Những câu chuyện về các dòng Tiêu Lệ Chí
1.Câu chuyện: Khôi phục lại thương hiệu Tiêu Đỏ Lệ Chí
“Quê hương là chùm khế ngọt”Ai cũng có một nơi để sinh ra và lớn lên, đối với tôi gọi đó là “quê hương”. Mỗi chúng ta khi đi xa làm ăn, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn đều luôn hướng về đất mẹ, mong muốn “Đi xa để trở về” đóng góp gì đó cho “quê hương”.
Nghe Ngoại kể lại, cây tiêu đã có trên vùng đất Lệ Chí này gần 60 năm.Từ những năm 1957-1960, Chính quyền Ông Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách dinh điền di dân từ miền trung lên Tây Nguyên. Và Xã Lệ chí được đặt tên theo tên lót của bà Trần Lệ Xuân. Để ổn định cuộc sống, chính quyền phát cho mỗi nhà 4 dây tiêu, 4 dây mít trồng ven bờ rào. Không hiểu sao hay do đất mới bazan màu mỡ, chỉ bón bằng tro bếp mà vài năm tiêu lên xanh tốt bám vào cây mít cao chót vót. Hạt tiêu đỏ có hương vị đặc biệt cay ngọt thơm ngon, có vị ngọt của trái cây và vị cay nồng của hạt tiêu, được hái lựa thủ công từng hạt chín đỏ, được người dân xã tôi xem như thuốc quý. Và lúc đó chưa có thuốc men nhiều, nhà nào cũng hái những hạt tiêu chín đỏ vào ngâm với rượu gạo để giành khi trái gió trở trời làm vị thuốc chữa đau bụng, trị cảm ho, xoa bóp mỗi khi mệt mỏi giữa rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn. Hoặc phơi khô giữ màu đỏ tự nhiên dùng làm quà biếu cho những người thân ở phương xa. Sau khi đất nước giải phóng, Xã Lệ Chí được đổi tên thành Xã Nam Yang, Huyện Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai.
Chúng tôi là người con đất Lệ Chí đi làm ăn xa, mỗi khi về thăm nhà vẫn thấy mọi người còn bám trụ với cây tiêu, có những vườn vẫn còn xanh tốt gần 30 năm. Năm 2013, chúng tôi quyết định quay về trồng lại cây tiêu trên chính vùng đất trống của gia đình, bắt đầu đăng ký thương hiệu Tiêu Lệ Chí, và được cấp giấy bảo hộ năm 2014.
Có những giai đoạn 2016 thời hoàng kim, giá tiêu lên cao hơn 200 ngàn/kg, Bà con bắt đầu trồng ồ ạt, họ bỏ phương pháp canh tác tự nhiên chuyển qua canh tác hóa học và thuốc BVTV, dịch hại tràn lan, hậu quả nhiều vườn tiêu bị xóa sổ, nhiều nhà bị phá sản, nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về. Chứng kiến càng ngày nhiều người thân mắc bệnh ung thư, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm. Chúng tôi cùng tập hợp những người con đất Lệ Chí yêu nông nghiệp sạch, cùng lập nên HTX NN và DV Nam Yang ngày 31/8/2017 để đi tìm hướng đi mới, học hỏi những mô hình canh tác hữu cơ để hướng dẫn bà con.
Thành quả năm 2018, HTX tự chứng nhận 6,5 ha theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ(USDA) và Châu Âu(EU), xây dựng lại thương hiệu Tiêu Lệ Chí-Tiêu Hữu Cơ với các sản phẩm chế biến sâu chất lượng nhất trong ngành hồ tiêu: Tiêu Đỏ, Tiêu Sọ, Tiêu Đen, Tiêu Xanh.
Sau bao khó khăn vất vả, Thương hiệu Tiêu Đỏ Hữu Cơ Lệ Chí đã được mọi người nhớ đến. Chúng tôi làm thương hiệu này để thực hiện ước mơ của mình, đóng góp cho quê hương như lời bài hát “Đi xa để trở về”, khôi phục lại những sản phẩm truyền thống, mong muốn xuất khẩu đi các nước trên thế giới để quảng bá mô hình OCOP- mỗi làng mỗi xã một sản phẩm- đã rất thành công tại Nhật và Thái Lan.
“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người” Quê hương là thế đấy! Hỡi những trí thức trẻ, hãy quay về phục vụ quê hương đó là trách nhiệm là sứ mệnh cao cả của mỗi con người.
2.Câu chuyện Tiêu Sọ Hữu Cơ Lệ Chí
Chúng tôi là những người nông dân yêu nông nghiệp sạch, sinh ra và lớn lên tại Xã Lệ Chí (Sau năm 1975 đổi tên thành Xã Nam Yang, Huyện Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai), cùng thành lập nên HTX Nông Nghiệp và Dịch Vụ Nam Yang vào ngày 30/08/ 2017. Với mong muốn xây dựng và khôi phục những sản phẩm đặc trưng tại địa phương đặc biệt là hạt tiêu sọ Lệ Chí, được nông dân cẩn thận hái lựa thủ công những hạt chín đỏ, sau đó bóc vỏ, rửa sạch chỉ còn lõi bên trong và phơi khô. Theo các chuyên gia trong ngành hồ tiêu quốc tế, thì hạt tiêu sọ làm từ tiêu đỏ là sản phẩm chất lượng cao nhất, đặc biệt nhất trong ngành hồ tiêu thế giới mà sản lượng hằng năm chiếm sản lượng rất ít. Với ưu thế cây tiêu đã hiện diện trên mảnh đất này gần 60 năm qua, nông dân chúng tôi khát khao làm những điều tốt đẹp nhất cho quê hương, mang hoài bão lớn lao là đưa thương hiệu hồ tiêu Việt Nam vươn tầm ra thế giới.
Sản phẩm TIÊU SỌ HỮU CƠ LỆ CHÍ là niềm tự hào của nông dân chúng tôi. HTX Nam Yang tự học hỏi và chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA) và Châu Âu (EU) do tổ chức quốc tế Control Union chứng nhận cho những vườn của thành viên HTX. Cây tiêu được canh tác nương vào đất mẹ, thuận theo tự nhiên vừa bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Tiêu Sọ Lệ Chí có hương vị rất đặc biệt cay nồng thơm ngon. Ngày xưa được người nông dân quê tôi xem như báu vật, dùng làm quà biếu gia vị cho những người thân ở phương xa khi mới thành lập xã. Và ngày nay dùng làm chế biến gia vị và các sản phẩm từ hạt tiêu.
Tiêu Sọ Hữu Cơ Lệ Chí đã được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao sau khi đưa ra thị trường. Nông dân chúng tôi làm thương hiệu này để thực hiện ước mơ của mình, xây dựng lại vùng đất mẹ quê hương đã nuôi mình lớn lên, khôi phục lại những sản phẩm truyền thống tại địa phương, mang ngược lại lên thành phố và mong muốn xuất khẩu đi các nước trên thế giới để quảng bá mô hình OCOP- mỗi làng mỗi xã một sản phẩm.
3.Câu chuyện Tiêu Đen Lệ Chí
Chúng tôi là những người nông dân sinh ra và lớn lên tại Xã Lệ Chí (Sau năm 1975 gọi là Xã Nam Yang), cùng thành lập nên HTX Nông Nghiệp và Dịch Vụ Nam Yang, với mong muốn xây dựng và khôi phục Thương hiệu TIÊU LỆ CHÍ đã có gần 60 năm lịch sử hình thành và phát triển, khát khao làm những điều tốt đẹp nhất cho quê hương, với hoài bão là đưa hồ tiêu Việt Nam vươn tầm ra thế giới.
Sản phẩm TIÊU ĐEN HỮU CƠ LỆ CHÍ là niềm tự hào của nông dân chúng tôi. Chúng tôi tự học hỏi và chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA) và Châu Âu (EU) do tổ chức quốc tế Control Union chứng nhận cho những mảnh vườn của thành viên HTX. Cây tiêu được canh tác nương vào đất mẹ, thuận theo tự nhiên vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Hạt tiêu Lệ Chí có hương vị rất đặc biệt cay nồng thơm ngon. Ngày xưa được người nông dân quê tôi xem như báu vật, dùng làm quà biếu gia vị cho những người thân ở phương xa và dùng để trị bệnh thay thuốc men vào những năm đầu 1957-1962 khi mới thành lập xã.
Tiêu Đen Hữu Cơ Lệ Chí đã được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao sau khi đưa ra thị trường. Nông dân chúng tôi làm thương hiệu này để thực hiện ước mơ của mình, xây dựng lại vùng đất mẹ quê hương đã nuôi mình lớn lên, khôi phục lại những sản phẩm truyền thống tại địa phương, mang ngược lại lên thành phố và mong muốn xuất khẩu đi các nước trên thế giới để quảng bá mô hình OCOP- mỗi làng mỗi xã một sản phẩm